Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021)

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021)

Làm website bằng WordPress hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, mình sẽ chỉ cho bạn cách tạo website bằng WordPress 2021 chỉ với 4 bước đơn giản mà không cần kiến thức về lập trình.

Cho dù bạn không có chút kiến thức nào về ngôn ngữ lập trình PHP, HTML, CSS hoặc Javascript vẫn có thể tạo và quản lý một trang web. Qua bài viết này, bạn sẽ được học cách thiết kế và quản lý một Website bằng WordPress.

Trong bài viết, mình sẽ cung cấp cho bạn tất cả những gì bạn cần, để tránh những sai lầm mà hầu hết những người mới bắt đầu đều mắc phải khi tạo Website.

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng một Website của riêng mình chưa?

Chúng ta cùng bắt đầu nào!

Tại sao lại tạo Website bằng WordPress?

Trình xây dựng trang web (Website Builder) là giải pháp hiện đại giúp bạn xây dựng, phát triển website dễ dàng và hiệu quả. Nó có thể là một nền tảng Online như Wix, Blogspot hoặc một phần mềm độc lập như WordPress.

Hệ quản trị nội dung (CMS) là phần mềm giúp bạn tạo dựng website và phân bổ nội dung một cách hợp lý.

Lựa chọn CMS là một bước cực kỳ quan trọng. Nó sẽ quyết định việc bạn thiết kế giao diện cho website và cả quá trình phát triển nội dung sau này nữa.

Ưu điểm của WordPress là gì?

  • WordPress là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí.
  • Dễ dàng sử dụng: Được phát triển hướng đến đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao.
  • Cộng đồng hỗ trợ đông đảo
  • Dễ dàng cài đặt: Việc cài đặt WordPress rất đơn giản và không mất nhiều thời gian của bạn.
  • Hỗ trợ nhiều giao diện và plugin dành cho WordPress cực kỳ phong phú.

Lên đầu trang ↑

Chi phí tối thiểu làm website bằng WordPress

Tùy theo nhu cầu của blog/ website của bạn mà bạn phải cân nhắc chi phí tạo blog WordPress cho tiêng mình.

Đối với một blog/ website thông thường bạn sẽ cần những chi phí tối thiểu sau:

  • Domain – Tên miền
  • Hosting (Shared Hosting hoặc VPS)
  • ThemePlugin

Ngoài ra nếu muốn blog/ website hoạt động ổn dịnhchuyên nghiệp hơn thì bạn cần sử dụng thêm các dịch vụ bên thứ 3 như: tăng tốc, bảo mật, backup, Email Marketing, SEO, logo, banners…

Bạn là người mới bắt đầu, hãy chỉ quan tâm đến chi phí cho tên miền + Hosting. Đây là 2 chi phí bắt buộc để bắt đầu một trang web chuyên nghiệp.

 

Chi phí cho năm đầu tiên:

  • Domain: ~ 200.000 VNĐ/ năm: Mình mua tên miền tại Namesilo với giá 7.99$ ~ 180.000VNĐ cho tên miền .com
  • Hosting:  ~ 500.000 ~ 1.200.000VNĐ/ năm: Mình hay mua gói Shared Hosting của AZDIGI, TinoHost,…

=> Tổng chi phí để bạn sở hữu 1 blog/ website WordPress giao động từ 700.000VND ~ 1tr4 VNĐ/ năm

Một số ưu đãi Hosting & Domain đặc biệt bạn có thể sử dụng ngay:

Danh sách ưu đãi tên miền bạn nên sử dụng để tiết kiệm chi phí

Coupon Domain – Tên miền

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021)

NameSILO – Giảm ngay 1$ khi đăng ký tên miền

Đăng ký ngay

Lấy mã

Danh sách ưu đãi Hosting bạn nên sử dụng để tiết kiệm chi phí

Coupon Hosting

Hosting VPS AZDIGI

AZDIGI – Giảm giá 15% các gói Hosting

Đăng ký

Lấy mã
Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021)

StableHost – Giảm 50% cho các gói Web Hosting Starter và Pro

Đăng ký ngay

Lấy mã
TinoHost

TinoHost – Giảm 10% cho cả các dịch vụ Hosting

Đăng ký ngay

LẤY MÃ

Bây giờ, chúng ta hãy đi vào nội dung chính của bài viết khi đã lựa chọn WordPress là CMS để tạo dựng website.

Lên đầu trang ↑

Cách tạo Website bằng WordPress 2021

Qua hướng dẫn này bạn sẽ nắm được các bước cơ bản để tự tạo cho mình một website sử dụng mã nguồn WordPress.

Tật vậy, bạn cần nắm được 4 bước cơ bản sau:

  • #1 Đăng ký Tên miền và Web Hosting
  • #2 Cài đặt Website với mã nguồn WordPress
  • #3 Cài đặt Themes và Plugins cơ bản cho Website
  • #4 Xây dựng nội dung cho Website

Đừng lo lắng. Hãy hít một hơi thật sâu nào!

Lên đầu trang ↑

Bước #1. Đăng ký tên miền và Web Hosting

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng một website là bạn phải có một Web Hosting phù hợp và một tên miền cho dịch vụ hay thương hiệu của bạn.

Tìm hiểu về tên miền và hosting

Mình sẽ nói sơ qua về Tên miềnWeb Hosting cho các bạn hiểu tại sao lại cần đến nó.

Web Hosting

Web Hosting là nơi nội dung trang web của bạn được lưu trữ (host) trên internet. Nó được tích hợp các công nghệ như PHP, MySQL,… để vận hành trang web của bạn và kết nối với internet. Từ đó mọi người có thể truy cập website của bạn .Nói một cách đơn giản:

Web Hosting giống như một mảnh đất để bạn xây nhà ở trên đó vậy!

Tên miền (Domain)

Tên miền là địa chỉ duy nhất của trang web của bạn. Cũng giống như quyenduongit.com, google.com, facebook.com vậy.

Web Hosting giống như một mảnh đất để bạn xây nhà ở trên đó vậy!

Khi người dùng nhập tên miền trên thanh tìm kiếm, trình duyệt sẽ đưa người dùng tới website của bạn. Cũng như cách bạn đến với website này của mình vậyĐể chọn tên miền, bạn cần phải thật thận trọng, sao cho tên miền đã lựa chọn phù hợp với định hướng phát triển nội dung của Website.

 Đăng ký Tên miền và Hosting như thế nào?

Ở Việt Nam cũng như thế giới có rất nhiều nhà cung cấp tên miền và hosting cho bạn lựa chọn. Nhưng vì bạn là người mới nên mình sẽ có một vài gợi ý dành cho bạn.

Và lời khuyên dành cho bạn là hãy sử dụng dịch vụ tại TinoHost và AZDIGI. Đây là 2 nhà cung cấp hosting trong nước giá cả hợp lý nhưng chất lượng thì cực kỳ tốt.

Đặc biệt họ luôn tung ra các chương trình khuyến mãi cực lớn vào các dịp lễ tết,……

Hướng dẫn đăng ký Hosting AZDIGI kèm mã giảm giá độc quyền
Xem ngay
Hướng dẫn đăng ký Hosting TinoHost kèm mã giảm giá độc quyền
Xem ngay
Hướng dẫn đăng ký Hosting AZDIGI kèm mã giảm giá độc quyền

Sau khi đã sở hữu tên miềnhosting, chúng ta bắt đầu cài đặt wordpress.

Lên đầu trang ↑

Bước #2. Upload mã nguồn – Cài đặt WordPress

Bây giờ, hãy thử truy câp vào tên miền mà bạn vừa đăng ký ở trên. Bạn sẽ nhận được màn hình giống như thế này.

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 6
Thư mục gốc của Website

Để website của bạn hoạt động được chúng ta cần cài đặt WordPress lên hosting mà bạn đã mua ở bước 1.

Ở bước này, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 10 phút để cài đặt website WordPress thành công.

Với AZDIGI, quá trình cài đặt WordPress là hoàn toàn tự động. Bạn chỉ cần điền thông tin rồi ngồi nhâm nhi ly cà phê thôi 🙂

1. Truy cập vào cPanel trên AZDIGI (sử dụng email và mật khẩu đã tạo trước đó)

2. Lựa chọn WordPress trong nhóm Softaculous Apps Installer trên cửa sổ cPanel.

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 8
Tạo Website bằng WordPress với Softaculous Apps Install

3. Nhấp vào Install Now để vào trang cài đặt.

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 10
Click Install Now để chuyển qua bước nhập thông tin

4. Trên trang cài đặt WordPress, điền các chi tiết thiết lập như sau:

  • Chọn phiên bản WordPress muốn cài đặt.
  • Chọn miền để cài đặt WordPress & Giao thức SSL.
  • Xoá bỏ wp trong trường In directory.
  • Điền Tên trang web, Mô tả, User và PassWord.
  • Chọn ngôn ngữ của bạn.
  • Nhấp vào Install để bắt đầu cài đặt WordPress.

Hãy nhớ lấy thông tin User và PassWord để còn truy cập vào trang quản trị sau này

Lưu ý: Không đặt Password quá đơn giản, nên sử dụng Password được WordPress gợi ý để bảo mật tốt hơn.

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 12
Thông tin cài đặt WordPress

Quá trình cài đặt đang diễn ra. Sau khi hoàn tất bạn sẽ nhận được thông báo như hình dưới.

Bạn sẽ nhận được 2 đường link như sau:

  • https://b1.brokengroundgame.com – Đây là đường link tới trang chủ website của bạn.
  • https://b1.brokengroundgame.com/wp-admin – Đây là link dẫn tới trang quản trị (Dashboard) Website của bạn.

Từ nay về sau, khi mình nhắc tới Dashboard chính là Trang quản trị Website với đường dẫn https://b1.brokengroundgame.com/wp-admin

Ngoài ra bạn còn có thể tải mã nguồn WordPress từ WordPress.org và cài đặt thủ công lên hosting. Tuy nhiên, hầu hết các nhà cung cấp đều tích hợp công cụ giúp bạn cài đặt một cách tự động.

Lên đầu trang ↑

Bước #3. Thiết kế Website WordPress

Sau khi cài đặt thành công , giao diện website của bạn sẽ trông như thế này. Đây là giao diện mặc định có trên phiên bản WordPress 5.7.

Hầu hết mọi người sau khi cài đặt WordPress xong thì đều thay đổi giao diện và cài đặt plugin giúp website trở nên chuyên nghiệp hơn.

Với WordPress, mọi thứ đã được tạo sẵn, bạn chỉ cần lựa chọn và cài đặt nó lên blog của mình.

Cách cài đặt theme WordPress

Để cài đặt theme cho WordPress, bạn truy cập vào Dashboard và chọn Appearance → Themes.

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 14
Cài đặt theme cho Website WordPress

Tiếp theo, click Add New để cài mới theme cho website.

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 16
Danh sách theme đã cài đặt. Click Add new để cài mới

Tìm và cài đặt theme từ thư viện

Tại đây, bạn có thể tìm kiếm rất nhiều theme miễn phí có sẵn trên thư viện theme của WordPress.

  • Click Preview để xem trước giao diện website sau khi cài đặt theme.
  • Click install khi đã chọn được theme ưng ý.
  • Sau khi cài đặt thành công vào nút Activate lên áp dụng theme cho website.
Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 18
Tìm kiếm và cài đặt theme từ thư viện WordPress

Cài theme bằng cách upload từ máy tính lên website

Ngoài cách cài đặt trực tiếp từ thư viện của WordPress, bạn có thể tự upload và cài đặt theme lên website của mình thông qua một file định dạng .zip.

File theme này bạn có thể mua từ những nhà cung cấp như MyThemeShop, hay ThemeJunkie,…. Các theme của họ đều rất đa dụng, chuẩn SEO. Đặc biệt, bạn có thể cài đặt website giống với demo chỉ với 1 click chuột.

Lời khuyên dành cho bạn:

  • Để website hoạt động với hiệu suất cao nhât thì hãy sử dụng Genesis Framework

Sau khi có file nén .zip của theme, bạn chọn Upload Theme.

Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 20
Cài đặt theme WordPress qua file zip

Sau đó bạn upload file .zip của theme lên và kích hoạt như bình thường.

Sau khi đã có một giao diện ưng ý, bạn cần phải tạo bài post đầu tiên cho website của mình. Tiếp theo sẽ là cài đặt một số plugin cần thiết cho website của bạn.

Cách cài đặt plugin WordPress

Tại sao mình là đề cập tới plugin trong hướng dẫn này.

Vậy, plugin WordPress là gì?

Plugin WordPress là một tiện ích bổ sung các tính năng mới cho trang web WordPress. Trong một số CMS, nó được gọi là module/extension.

Theo mặc định, WordPress chỉ hỗ trợ một số tính năng rất cơ bản. Không đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Do đó, bạn cần phải cài đặt thêm các plugin để mở rộng thêm chức năng cho website của mình.

Bạn có thắc mắc việc cài đặt và sử dụng Plugin trong WordPress như thế nào?

DƯỚI ĐÂY LÀ CÁC BƯỚC ĐỂ CÀI ĐẶT MỘT PLUGIN WORDPRESS

  1. Đi tới Dashboard WordPress.
  2. Nhấp vào Plugins sau đó Add New để truy cập vào kho Plugin của WordPress.(Tương tự như việc cài đặt Theme vậy)
  3. Nhập tên Plugin mà bạn cần cài đặt (trong hướng dẫn này, tôi đang cài đặt Yoast SEO).
  4. Nhấp vào Install Now và chờ cho Plugin được cài đặt vào website.
  5. Sau khi cài đặt hoàn tất, hãy nhấp vào Active là bạn đã có thể sử dụng.
  6. Cuối cùng là cấu hình cho Plugin hoạt động theo mong muốn của bạn.
Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 22
Tìm kiếm Plugin cần cài đặt
Hướng dẫn tạo Website bằng WordPress chi tiết từ A -Z (2021) 24
Kích hoạt Plugin WordPress

Cài đặt Plugin WordPress từ file zip

Cũng giống như Theme, bạn hoàn toàn có thể cài đặt Plugin cho website thông qua một file có định dạng .zip.

Hãy làm theo các bước dưới đây:

  • Đi tới Dashboard WordPress > Plugin > Add new .
  • Sau đó nhấp vào tùy chọn Upload Plugin.
  • Nhấp vào Choose File và đi đến tệp plugin .zip.
  • Sau đó nhấp vào Install now để cài đặt.
  • Cài đặt xong thì nhấn vào Active để sử dụng plugin.

Những plugin cần thiết cho WordPress

Dưới đây là danh sách plugin mà mình cho là rất cần thiết và bạn nên cài đặt dù website của bạn thuộc lĩnh vực gì.

  • Yoast SEO Premium – Hỗ trợ SEO toàn diện cho WordPress
  • Akismet – Chống spam comment cực mạnh mẽ.
  • Advanced TinyMCE – Bổ sung chức năng cho khung soạn thảo WordPress.
  • Contact Form 7 hoặc WP Form – Tạo form liên hệ đơn giản.
  • UpdraftPlus – Plugin sao lưu tốt nhất cho WordPress. Bạn cần tạo các bản sao lưu thường xuyên của trang web mình để phòng trừ trường hợp bị hack hoặc lỗi server…
  • iThemes Security – Bảo mật thông dụng nhất cho WordPress.
  • WP Super Cache – Tạo bộ nhớ đệm để tăng tốc website.
  • wpDiscuz – Nâng cấp hệ thống bình luận.

Xem thêm:

  • Cài đặt Google Analytics cho WordPress

Lên đầu trang ↑

Bước #4: Xây dựng nội dung cho Website

Bước cuối cùng của việc tạo website WordPress là thêm nội dung vào trang web của bạn. Nếu không có nội dung thì trang web của bạn sẽ không mạng lại được giá trị cho người dùng (mục đích chính của việc tạo website).

  1. Post: Là nơi bạn chia sẽ những kiến thức, hiểu biết của mình tới độc giả.
  2. Page: Thường được sử dụng làm trang Giới thiệu, Liên hệ, Quy định, v.v.

Cách tạo Post trong WordPress

  • Đi đến Dashboard WP > Post > Add new
  • Nhập Title (tiêu đề bài đăng)
  • Chỉnh sửa URL của Post
  • Viết nội dung
  • Thêm một vài hình ảnh cho nội dung thêm thú vị
  • Publish nội dung lên website

Việc tạo một Page cũng hoàn toàn tương tự.

Mặc định khi cài đặt thành công, WordPress sẽ sử dụng trình soạn thảo Gutenberg có từ phiên bản 5.0.

Bạn đầu sẽ rất khó sử dụng, phải mất một thời gian dài mới có thể làm quen được. Nếu gặp rắc rối với trình soạn thảo mới mẻ này, bạn có thể quay lại trình soạn thảo classic (cổ điển). Bạn sẽ thấy mọi chuyện tốt đẹp hơn đấy.

Cách tạo Menu trong WordPress

Quá trình tạo hoặc tùy chỉnh menu trang web chính của bạn như sau:

  1. Đi đến Appearance > Menu
  2. Click Add new menu
  3. Chọn những thứ bạn cần ở cột trái và nhấp vào Add to Menu
  4. Chọn vị trí bạn muốn menu xuất hiện
  5. Lưu menu và sử dụng

Lên đầu trang ↑

Kết luận

Trước đây, tạo một website là một nhiệm vụ rất khó. Nhưng giờ đây, với sự ra đời của CMS như WordPress thì quá trình thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng.

Đặc biệt, với các nhà cung cấp có tích hợp Softaculous Apps Installer thì công việc của bạn còn đơn giản hơn rất nhiều.

Sau khi làm theo hướng dẫn từng bước ở trên bạn đã biết cách tạo một trang web trong 4 bước đơn giản! Tin mình đi. Nó thực sự rất đơn giản!

Tuy nhiên, nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong quá trình cài đặt, hãy cho mình biết qua phần nhận xét, mình sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn.

MÃ GIỚI THIỆU: 0DEX12

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *